Cây mù u là loại cây gỗ quý ở nước ta. Cây thường mọc hoang ở vùng đất ẩm thấp, ở các vườn hoang dọc bờ sông, rạch.
Cây mù u được trồng khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới. Loài cây này thường được trồng làm cảnh do có lá và hoa đẹp, trồng làm cây lấy bóng mát và lấy gỗ. (Nguồn Blogtuche)
Ở Việt Nam, cây mù u mọc hoang trong vùng núi thấp ở các tỉnh Trung Bộ, Đông và Tây Nam Bộ như Quảng Ninh, Kiến An, từ Quảng Bình đến Phan Thiết, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Gia Định, Sông Bé, Vũng Tàu. (Nguồn Flickr)
Cây mù u cao từ 8m - 20m. Hoa trắng to, nở quanh năm. Quả tròn, có nhân cứng màu xanh và có một hạt. Hạt mù u có thể dùng tươi hay ép lấy dầu gọi là dầu mù u. (Nguồn Cari)
Dầu mù u thô, rất sánh, màu xanh lục sẫm, có mùi đặc biệt, vị đắng. Dầu ép từ hạt được sử dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da và tóc. (Nguồn Auco)
Bên cạnh đó, dầu mù u còn được dùng để trị ghẻ lở, bỏng, các bệnh ngoài da và điều chế thuốc trị bệnh phong. Trong khi đó, quả mù u khi khô có thể làm đuốc để thắp sáng, khả năng bắt lửa cao. (Nguồn Flickr)
Cây mù u có khả năng sống được trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát ven biển, đất sét, đất bạc màu, đất phèn, đất mặn. (Nguồn Flickr)
Mù u ra hoa từ tháng 2-6 và có quả từ tháng 10-12. Nhựa thu quanh năm, có thể phơi khô, tán bột. Trong khi đó, rễ và lá cũng thu hái quanh năm và phơi khô. (Nguồn Tinhdaumuu-maithanhtien)
Gỗ cây mù u lớn rắn chắc, dùng để đóng bàn, giường, chõng, tủ… rất bền vì không bị mối mọt. Ngoài ra, gỗ mù u còn được dùng làm thớt, chày giã gạo, làm khuôn ép bún…
(Nguồn Tongphuochiep-vinhlong)